Vì sao không nên dùng điện thoại trong toilet

Không chỉ biến chiếc smartphone là ổ vi trùng nguy hiểm, dùng điện thoại trong toilet còn khiến bạn lãng phí rất nhiều thời gian và "nghiện" nặng hơn.

Kết quả một cuộc khảo sát ở Anh cho thấy, người Anh trung bình dành hơn 3 giờ mỗi tuần cho việc ngồi nhà vệ sinh. Con số này vượt xa mức khuyến nghị từ 10-15 phút mỗi ngày, tức là khoảng 1 giờ 45 phút mỗi tuần. Điện thoại di động chính là nguyên nhân chính của việc này. Khoảng 75% người Mỹ cũng thừa nhận họ sử dụng điện thoại khi đi vệ sinh.

Ảnh minh họa: Brightside.

Ảnh minh họa: Brightside.

Tuy nhiên, có 6 lý do cho thấy bạn không nên ngồi quá 15 phút trong nhà vệ sinh.

Điện thoại sẽ trở thành "sân chơi" cho vi trùng

Điện thoại rất dễ trở thành vật trung gian cho các loại vi trùng, vi khuẩn có hại trong nhà vệ sinh. Chúng "lấy" vi trùng từ chỗ bạn đặt điện thoại, sau đó truyền sang tay, lan sang vùng kín của bạn. Hoặc điện thoại cũng có thể lấy vi trùng từ bất kỳ bề mặt nào trong phòng tắm, trong khi bạn đang rửa tay hoặc xả nước.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng điện thoại là một trong những nguyên nhân phát tán siêu vi khuẩn MRSA (tụ cầu khuẩn kháng kháng sinh). Điều này có nghĩa là một bệnh nhân ngẫu nhiên có thể bị nhiễm bệnh vì chiếc điện thoại.

Bạn có thể bị bệnh trĩ và các vấn đề về trực tràng

Theo các bác sĩ, việc ngồi dưới 15 phút ở bồn cầu là bình thường. Tuy nhiên, dành nhiều thời gian hơn thế có thể gây áp lực không cần thiết lên trực tràng. Bệnh trĩ là một trong những triệu chứng nghiêm trọng do ngồi WC lâu, tiếp theo là bệnh sa trực tràng.

Bạn không thể thực sự thả lỏng

Xem điện thoại sẽ không chỉ khiến cho não của bạn hoạt động ở chế độ căng thẳng, nó còn khiến bạn mất tập trung vào các hoạt động khác. Nếu bạn muốn cơ thể được thả lỏng thực sự, khi đi WC, hãy thử thả lỏng, thư giãn. Bằng cách kích hoạt cơ thể, bạn cũng sẽ kích hoạt bộ não của mình.

Bạn sẽ dễ coi thời gian vào toilet như cách "đi trốn"

Một nghiên cứu năm 2016 cho thấy nhiều người trong số những người sử dụng điện thoại ở WC coi đó là cách để giấu cảm xúc tiêu cực. Ngoài ra, nghiên cứu tương tự cũng chỉ ra rằng sinh viên sử dụng điện thoại để chống lại sự buồn chán. Do đó, việc sử dụng điện thoại liên tục như một chiến lược đối phó có thể có tác động nghiêm trọng đến sức khỏe tâm thần của chính chúng ta.

Mặt tích cực từ nghiên cứu là điện thoại thực sự giúp một số người đối phó với các tình huống căng thẳng. Nghiên cứu từ Đại học Cambridge và một nghiên cứu gần đây của Đại học Nam California cũng đã chỉ ra rằng việc rời xa điện thoại có thể gây ra cảm giác vô cùng căng thẳng đối với nhiều người thuộc thế hệ Millennials.

Bạn lãng phí thời gian của chính mình

Theo một nghiên cứu của Đại học Florida, Đại học Bang Michigan và Đại học Washington, tất cả chúng ta dành trung bình 90 phút mỗi ngày để lướt điện thoại, tức là khoảng 3,9 năm trong cuộc đời của chúng ta. Điều này có nghĩa là điện thoại có thể khiến chúng ta mất tập trung vào công việc và các hoạt động hàng ngày. Theo nghiên cứu này, nhân viên lãng phí khoảng 5 giờ mỗi tuần cho những phút không liên quan đến công việc.

Bạn trở thành 'con nghiện'

Một trong 3 triệu chứng chính của chứng nghiện điện thoại là nỗi lo lắng khi rời khỏi nhà mà không mang điện thoại bên mình. Hai điều còn lại, bao gồm nỗi sợ rằng bạn không thể gửi hoặc nhận tin nhắn. Mặc dù các nhà khoa học không thường sử dụng từ "nghiện" cho tình huống này, nhưng thực tế là những dấu hiệu được thể hiện cho thấy chứng nghiện điện thoại là có thật.

Hầu hết các chứng nghiện đều có liên quan đến việc truyền dẫn hoóc môn dopamine. Nghiện điện thoại cung cấp trải nghiệm tương tự, bởi người dùng cảm thấy hạnh phúc mỗi khi họ tương tác với ai đó. Những kết quả tiêu cực của việc sử dụng điện thoại quá nhiều bao gồm lòng tự trọng thấp, lo lắng và thậm chí trầm cảm.

Share this

Related Posts

Previous
Next Post »